Chiêm ngưỡng Đền Quán Thánh 360 độ qua lăng kính VR360 PLUS

“Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Đền Trấn Vũ, hay còn gọi là đền Quán Thánh luôn vang vọng trong tiềm thức của dân Hà Nội ngàn đời nay. Nó tượng trưng cho văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ, điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đền Quán Thánh qua lăng kính VR360 PLUS ngay bây giờ nhé.

1. Địa chỉ

Đền Quán Thánh tọa lạc tại 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Đền thuộc Thăng Long tứ trấn, có tổng quan kiến trúc hiền hoà khi kết hợp với Chùa Trấn Quốc, Chùa Vạn Niên, Phủ Tây Hồ, và rất nhiều đền chùa xung quanh khu vực Hồ Tây. Đây là khu có kiến ​​trúc cảnh quan và văn hóa tâm linh đặc biệt với cả khu vực phía Tây Bắc Hà Nội

2. Lịch sử hình thành 

Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ Kinh thành Thăng Long khi xưa. Theo những ghi chép trên các văn bia, Đền Quán Thánh đã trải qua rất nhiều lần trùng tu. Năm 1962, đền được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng cần được bảo tồn. Ngày nay, đây là điểm đến sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá của người dân Hà Nội, được mở cửa từ 8h đến 17h các ngày trong tuần. Vào ngày mùng 1 và ngày rằm, đền mở từ 6h đến 20h. Vào đêm giao thừa, đền mở cửa hết đêm để phục vụ nhu cầu dâng lễ cầu an.

3. VR360 PLUS - công nghệ tái hiện kiến trúc độc đáo của đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và nhiều pho tượng đồng tinh xảo, thể hiện nghệ thuật cương nhu của Đạo giáo thời xưa. Đền được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, bao gồm: tam quan, sân bái, tiền đế, trung đế, hậu cung.

Ngay trước cửa đền là 4 cột trụ cao được xây dựng theo phong cách kiến trúc Đạo giáo cổ. Đỉnh của cột trụ tạc bốn con phượng hoàng đấu lưng và con nghê. Xung quanh bốn cột trụ là các chi tiết rất nổi bật như: mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng, và các cặp câu đối đỏ, làm tăng thêm vẻ uy nghi cho cổng đền.

Dọc theo lối đi là sân vườn rộng rãi với các bể cá và hòn non bộ trong sân. Sau cổng ngoài là tam quan của đền, có cấu tạo như một phương đình, gồm 3 cửa và 2 tầng. Đặc biệt, cổng giữa tam quan đắp nổi tượng thần Rahu, một vị thần của Ấn Độ. Gác tam quan đặt quả chuông đồng được đúc vào năm 1677, đời vua Lê Hy Tông. Đây chính là tiếng chuông đã đi vào thơ ca và ca dao của Việt Nam.

Qua tam quan, bạn sẽ đến với nhà bia, đền thờ liệt sĩ được xây theo dạng phương đình, bên trong là bàn thờ và ảnh các chiến sĩ đã hy sinh ở khu vực Đền Quán Thánh.

Tiến vào sân bái là nơi bày biện sắp xếp lễ vật. Khoảng sân nhỏ có cây đa già, xung quanh là các bể cá cùng những hòn non bộ nhỏ nhắn.

Trước bái đường có 2 lư hương lớn và bàn để chuẩn bị đồ tế lễ. Hiên bái đường được trang trí bởi các hình tượng đắp nổi như: tượng hổ xuống núi, tượng cá hóa rồng, và bảng giới thiệu tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ ở hậu cung. Tượng Trấn Vũ là một công trình điêu khắc độc đáo duy nhất tại Việt Nam, nằm nổi bật nhất bên trong thánh điện cao 3.96m và nặng 4 tấn. Nó khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng điêu luyện của người Việt cách đây hơn 3 thế kỷ. Ở nhà bái đường còn có một pho tượng đồng đen nhỏ hơn. Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh.

Ngoài nghệ thuật đúc đồng, Đền Quán Thánh còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60 bài thơ, hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán. 

Đền Quán Thánh thật xứng danh một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây, Hà Nội. Hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, nơi đây còn diễn ra Lễ hội Đền Quán Thánh thu hút đông đảo người dân đến dâng hương cầu an. Ngoài ra, người dân thường tề tựu về đây vào những ngày đầu năm, khoảng từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng. Một chốn linh thiêng cho tâm tịnh, cầu tâm an. 

Để tham quan Đền Quán Thánh và khám phá văn hóa, kiến trúc, dấu ấn lịch sử còn lưu lại, hãy tham khảo ngay tại đây.

Thông tin về kiến trúc và lịch sử được tham khảo từ klook.com



VR360PLUS - Xem Dự Án 360° Mới Nhất Tại Đây !


Scroll to top