Công nghiệp sắc đẹp là một trong những lĩnh vực có giá trị nhất hiện nay bởi nhu cầu về chăm sóc cơ thể, làm đẹp ngày càng cao đi cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Sự kết hợp giữa ngành công nghiệp giá trị này với các công nghệ thông tin đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng VR và AR đang ngày càng phổ biến hơn, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm và bán hàng.
Kể từ khi Snapchat giới thiệu tính năng "Ống kính" vào tháng 9 năm 2015, chúng ta có những trải nghiệm mới mẻ khi sử dụng những filter có sẵn, có thể là chú chó hay thậm chí là công chúa trong truyện cổ tích. Snapchat đã áp dụng thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt thời gian thực để có thể thêm filter và chụp ảnh nhanh, giúp người dùng cảm thấy thú vị và hấp dẫn hơn.
Truy nhiên, trong thực tế, những filter được yêu thích và sử dụng nhiều nhất là những filter làm đẹp - giúp da chúng ta trở nên đẹp hơn và hỗ trợ chỉnh sửa những khuyết điểm chưa ưng ý.
Cho đến tháng 6 năm 2016, L’Oreal Paris đã trở thành thương hiệu làm đẹp đầu tiên trên thế giới tài trợ một ống kính trên Snapchat. Sự kiện này mục đích để quảng cáo cho sản phẩm Bút kẻ mắt Silkissime của mình và ra mắt sản phẩm thứ hai vào tháng 10 năm 2016. Điều này thể hiện tiềm năng và hiệu quả của công nghệ này trong lĩnh vực quảng cáo và làm đẹp. Bởi khi những bộ lọc này trở nên phổ biến, sản phẩm của doanh nghiệp cũng nhận được nhiều sự chú ý hơn và thúc đẩy ý định mua sắm của khách hàng.
Đối với việc chọn lựa mỹ phẩm của khách hàng
Hiện nay, hầu hết các ứng dụng thực tế ảo và tăng cường đều cho phép chúng ta có thể trang điểm sao cho thoải mái nhất, ở khắp mọi nơi như: tại nhà riêng, văn phòng hay thậm chí trong thời gian đi làm. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được: Liệu sản phẩm có phù hợp với mình hay không? Với ứng dụng như vậy, các doanh nghiệp thực sự mong rằng công nghệ VR và AR sẽ giúp họ tăng doanh thu bán hàng bởi những công nghệ này giảm thiểu được rủi ro khách hàng mua phải những sản phẩm không phù hợp, chẳng hạn như kem nền, phấn mắt,...
Rimmel London đã phát hành một ứng dụng AR miễn phí có tên là “Get The Look”, cho phép người dùng thử bất kỳ make-up look nào mà họ thích, từ của bạn bè đến người nổi tiếng. Người dùng chỉ cần nắm bắt được phong cách trang điểm mà họ muốn thử, sau đó, ứng dụng sẽ tìm thấy các mẫu phù hợp trong list mỹ phẩm của Rimmel và đồng thời áp dụng hiệu ứng tương ứng cho khách hàng. Nếu có món đồ ưng ý, khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp thông qua Google Shopping.
Đối với việc quảng cáo và cung cấp sản phẩm tới khách hàng
Công nghệ AR và VR là một phương pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tạo điều kiện để tập khách hàng tiềm năng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng những thiết bị đi kèm, sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trở nên chân thực, chi tiết và đáng tin cậy hơn.
Thương hiệu làm móng WAH Nails có trụ sở tại London đã mở một cửa hàng hàng đầu tiên ở Soho, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ như: manis, pedis, cocktail. Trong buổi ra mắt của mình, thương hiệu đã hợp tác với studio sáng tạo DVTK để thiết kế ra Virtual Reality Nail Designer. Nhờ đó, khách hàng có thể đeo tai nghe VR và hình dung được những bộ móng hoàn hảo, đúng với mong ước của mình trên thực tế.
Sau khi chọn một thiết kế phù hợp, khách hàng có thể mua sản phẩm tại cửa hàng để tự sáng tạo lại khi ở nhà, hoặc là đi xuống cầu thang, đến quầy làm móng để đăng ký sử dụng dịch vụ ngay.
Tác động tới ngành sản xuất và tiêu thụ mỹ phẩm
Tuy nhiên, khi các bộ lọc trên các trang mạng xã hội trở nên phổ biến, bằng những thao tác đơn giản và nhanh chóng, chúng ta đã có những make-up look ưng ý cho những tấm ảnh đăng tải lên dòng thời gian. Chính vì thế, nó khiến nhu cầu về mỹ phẩm giảm.
Theo dữ liệu của Foresight Factory, nhu cầu về các sản phẩm làm đẹp của người dùng Snapchat và Instagram trong giai đoạn 2014-2016 giảm nhiều hơn so với dân số nói chung (dân số chung là 3%, người dùng mạng xã hội 5%). Mặc dù sự khác biệt là nhỏ, nhưng điều này có thể cho thấy rằng sự phụ thuộc vào các sản phẩm làm đẹp có thể được thay thế bằng sự phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để tối ưu hóa ngoại hình.
Như vậy, có thể nói ứng dụng VR và AR trong ngành công nghiệp sắc đẹp là rất lớn. Bên cạnh một số yếu tố tiêu cực thì chúng ta có thể thấy rõ được tiềm năng và vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ này trong quá trình phát triển chung của cả ngành.
(Theo Foresight Factory)
Ngày nay, trong hàng nghìn cách tối ưu hóa website để gia tăng trải nghiệm khách hàng thì Landing page là công cụ hữu ích để tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi khách hàng.
Con người đang sinh sống trong một thế giới trực quan. Trong kinh doanh, hình ảnh không những mang thông tin mà nó còn truyền tải giá trị của thương hiệu đến khách hàng.
Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực văn hóa - giải trí, công nghệ thực tế ảo trở thành giải pháp trong ngành giáo dục, hỗ trợ hoạt động tham quan trường học từ xa.
VR360 PLUS
Giải Pháp Công Nghệ Hình Ảnh Ứng Dụng #1
Là đơn vị làm việc trực tiếp với Tập đoàn Novaland, Tập đoàn DIC, Tập đoàn TMS, Tập đoàn Kosy, Cen Housing, Mai Việt Land, Hưng Vượng Holdings...