Bảo tồn các di tích lịch sử bằng công nghệ thời hiện đại

Ứng dụng công nghệ nói chung và công nghệ thực tế ảo nói riêng trong bảo tồn di tích lịch sử là hướng đi đúng đắn, hiệu quả. Công nghệ dù ảo nhưng mang lại giá trị thật, giúp di sản trường tồn với thời gian. 

Công nghệ là xu hướng tất yếu để bảo tồn các di tích lịch sử 

Các di tích lịch sử của Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Cả di tích vật thể và phi vật thể vẫn tồn tại sâu trong tiềm thức mỗi người, là nét đẹp thiêng liêng biểu tượng cho văn hoá Việt ngàn đời nay. Bảo tồn di tích lịch sử là quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi quốc gia. Và công nghệ đem đến bước đột phá cho quảng bá và bảo tồn di tích, vừa giúp các nước hội nhập hoá vừa tái hiện nét đẹp riêng các di tích lịch sử. 

Hầu hết các di tích lớn như: đấu trường La Mã, các lăng tẩm Ai Cập cổ đại, cố đô Nara (Nhật Bản), Đại Minh cung (Trung Quốc), đền Ananda Ok Kyaung (Bagan, Myanmar),... và ngay tại Việt Nam, khi dịch Covid 19 bùng phát, Văn miếu Quốc Tử Giám cũng đã được ứng dụng VR. 

Vai trò của công nghệ đối với bảo tồn các di tích lịch sử 

Công nghệ là trợ lý tuyệt vời cho ngành du lịch trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Nó vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị văn hoá, giúp các di sản công trình vững mãi với thời gian. 

Hiện nay, kho dữ liệu số có thể tái hiện tỉ mỉ từng góc cạnh, đặc điểm của di tích lịch sử qua việc xây dựng kiến trúc bóc tách từng lớp nhỏ bên trong và dựng thành khối 3D. Chính vì vậy, con người dễ dàng tương tác thực tế với các di sản bằng công nghệ thực tế ảo 3D, tìm hiểu sâu về công trình kiến trúc, phong cách kiến trúc và ghi nhớ lâu hơn kiến thức lịch sử, tăng nhận thức về di tích lịch sử. 

Với sự trợ giúp của kính đeo VR, tai nghe, người xem ở bất kỳ nơi nào có kết nối internet đều có thể ngắm nhìn, khám phá, thậm chí tương tác gần như thực tế với các di tích. Bằng một nút chạm, họ bước chân vào quá khứ, dễ dàng cảm nhận được giá trị của di sản qua lăng kính của thị giác, thậm chí cảm nhận cả âm thanh và mùi vị khá chân thực. Những trải nghiệm này là cơ sở giúp du khách so sánh để tìm được điểm du lịch phù hợp thị hiếu, sở thích của mình. Chính vì vậy, mà chi phí cho việc trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử được tiết kiệm hơn mà vẫn đẹp và thu hút được khách du lịch. 

Các công nghệ hiện đại được ứng dụng trong bảo tồn di tích lịch sử :

  • Công nghệ website 3D: giúp tạo ra các bảo tàng 3D trên website phục vụ tham quan, trải nghiệm. Ví dụ như  website du lịch Hoàn Kiếm 360 độ
  • Công nghệ AI, VR: Có thể tái hiện không gian di tích, tạo ra các di tích (3D) cho khách tham quan 

  • Công nghệ Thực tế ảo Tăng cường AR: Tạo ra các app,  địa điểm, trưng bày ảo cho khách tiếp cận, tham quan bằng thiết bị di động.

  • Công nghệ thực tế ảo VR360, VR360 PLUS: giúp người xem có thể tham khảo qua (view) để thu hút.

Ứng dụng công nghệ VR360 PLUS trong bảo tồn các di tích lịch sử 

  • VR360 PLUS là công nghệ mô phỏng lại toàn bộ không gian tổng quan bên ngoài và chi tiết bên trong các di tích lịch sử.

  • Khách tham quan di tích bằng góc nhìn 360 độ toàn cảnh, chuyển cảnh thông qua các điểm chạm trên công nghệ VR360 PLUS và trực tiếp khám phá, tương tác với từng chi tiết, ngóc ngách của di tích.

  • Công nghệ VR360 PLUS mang lại góc nhìn toàn cảnh giúp Ban Quản lý các di tích giới thiệu, quảng bá hình ảnh được tốt nhất nhằm thu hút khách tham quan từ khắp mọi nơi trên thế giới.

  • Đặc biệt, với tính năng cập nhật liên tục: Công nghệ VR360 PLUS liên tục cập nhật những thay đổi lớn nhỏ của các di tích văn hóa, giúp khách tham quan cũng như ban quản lý cập nhật kịp thời những sự thay đổi, phục vụ cho công tác bảo tồn và khám phá di tích lịch sử.

Cùng xem lại một số hình ảnh các di tích lịch sử thông qua công nghệ VR360 PLUS nhé.

(Thành cổ Sơn Tây)

(Văn miếu Sơn Tây)

(Đình Mông Phụ)

(Chùa Vạn Phúc)



VR360PLUS - Xem Dự Án 360° Mới Nhất Tại Đây !


Scroll to top